Tuesday, August 12, 2014

San Francisco thành phố đầu đời / Viết tặng ĐH 11 Nha Kỹ Thuật

Oakland, California
Cầm tấm giấy ra trại với địa chỉ 1126 Mission St San Francisco (nơi đây là People Temple với Jim Jones)* từ Camp Pendleton căn cứ TQLC tại Oceanside miền nam California và chiếc xe bus đã đậu sẵn tại Processing Center hôm ấy một ngày mùa Thu và không khí đã mát lạnh và khoãng 10 giờ sáng . Trong nhóm người xuất trại có một anh người Hoa và người bạn hỏi mấy giờ đi ? anh trả lời “Xập Tiệm” tức là 10 giờ nhưng đúng ra là “Xập tiễm” một đám cười ồ nên cho dù gần 40 năm , không sao quên được buổi sáng hôm ấy.

Chúng tôi gồm có 42 người đa số là độc thân và là cựu quân nhân và xuất trại theo chương trình huấn luyện và làm việc với công ty Urban Security, mỗi người được phát mười đô la. Sau này mới biết số tiền cho mỗi người tỵ nạn khi xuất trại được cấp khoãng $500.00 USD để tái lập đời sống mới và cơ quan Bảo trợ họ giữ số tiền này mà chỉ đưa mỗi người mười đồng để đi đường.  Trước khi xe bus lăn bánh anh em tranh thủ thời gian và ghé Cafeteria mua bánh và mua thuốc lá cũng như nước uống, một số khác nhân cơ hội này lấy mười đô ra đãi bạn bè những người còn ở lại trong trại.

Và đúng 10 giờ xe lăn bánh rời khỏi trại thẳng về hướng Bắc để đi San Francisco, nhưng không phải vậy đâu, chuyến hành trình này ví như “Đường Đi Không Đến” của Xuân Vũ nói về những bộ đội Bắc Việt vào Nam.

Xe chạy khoãng vài giờ thì ghé lại một khu nghĩ ngơi và có một nhà hàng loại bình dân bán Hamburger và những thức ăn fastfood , xe bus ngừng phía trước và tất cả 42 người xuống xe đi làm vệ sinh và mua thức ăn, khoãng hơn nữa giờ sau người tài xế xe bus và một người Mỹ trắng thuộc cơ quan Bảo Trợ (Sponsor) gọi mọi người lên xe, khi nhìn vào nhà hàng vẫn còn một vài người và biết mấy anh chàng này đã xài hết tiền lúc sáng và không có tiền trả cho nhà hàng nên họ giử lại. Anh Thông Dịch Viên hỏi ai có tiền còn dư cho mấy anh chàng này mượn và sau đó tất cả lên xe, chúng tôi học bài học đầu tiên tại Hoa Kỳ ai ăn thì nấy trả, không có tiền là không lên xe.

Xe chạy khoãng vài giờ trên Xa lộ số 5 và rẻ phải vào một con lộ nhỏ loại 2 lằn xe, một đi lên và một đi xuống sau này mới biết đó là Los Banos California đó là đường 152 nếu quẹo trái là về 101 đi San Jose,  và xe chạy một khoãng xa ruộng cò bay thẳng cánh và đến lộ 33 để vào Dos Palos nơi đây đồng ruộng mịt mù lác đác vài căn nhà và xe ngừng trước một nông trại và nhân viên bảo trợ báo với người thông dịch viên chúng tôi sẽ tạm trú tại đây và họ sẽ có chương trình huấn luyện để trở thành nhân viên Security.
Những dãy nhà tôn dài và nơi đây là một trang trại nuôi ngựa chúng tôi thu xếp vào những phòng rất đơn sơ và tối hôm đó tất cả mấy chục người nằm dài trên những sàn nhà và đêm đầu tiên thử lữa, sáng hôm sau những cánh tay với hàng trăm nốt đỏ do muỗi cắn, anh em nào có mang theo những tấp drap lấy từ trong trại tối hôm sau trùm quấn thật kín để chống muỗi, mỗi buổi chiều ngồi chơi trước sân nhà cả một cột muỗi đen bu trên đầu. Sáng hôm sau không thấy người Mỹ bão trợ và anh em tự lực cánh sinh, hàng ngày theo những đứa trẻ người Mễ Tây Cơ ra ruộng và có những mương nước chận lại và kiếm những con cá nhỏ hoạt tôm con, kẹt trong lưới chận nước cuối mương mang về nướng hay luộc và mấy đứa trẻ này cho một số bánh mì hoạc bánh Tortilla của Mể ăn qua ngày thỉnh thoãng mấy đứa bé mang ra một con gà và buổi tối nhổ lông rồi luộc cạnh một cái bếp gas cũ để phía ngoài những căn phòng, vùng này không có người nói tiếng Anh thậm chí những người phi công bay những máy bay rãi phân bón cũng hoàn toàn nói tiếng Tây Ban Nha. Một vài hôm sau đó có vài người đi bộ thật xa vào những trường học địa phương xin phương tiện xe bus để về lại Camp Pendleton.

Cả tuần qua anh em tự lực cánh sinh, những người Mể Tây Cơ địa phương họ đi làm ngoài nông trại suốt ngày thú vui của họ là những buổi chiều về với những y phục miền tây hoang dã, áo quần gắn đủ loại kim tuyến và những ngôi sao nhỏ chạy dài theo ống quần và những tay áo, xem như những cảnh trong phim cowboy thời Hoa Kỳ mới lập quốc và họ vào Bar uống bia, nghe nhạc và thỉnh thoảng gây gổ nhau, an hem chúng tôi xem anh chàng nào đánh thua và chỉ vài món võ ta để phục thù, kết quả được khao beer cúng tổ sư. Thỉnh thoảng có một người bảo trợ đến và đưa thức ăn và biến đi cả tuần.
Một hôm vào xế trưa một chiếc xe Bus lớn đến và người bảo trợ mới đưa tất cả mọi người về thành phố Oakland gần San Francisco và cũng là lần đầu tiên thấy được thành phố nhưng vì ban đêm nên khung cảnh mờ ảo. Chiếc xe bus dừng lại trước một căn nhà hai tầng thật lớn củ kỷ, đây là loại apartment và mỗi phòng giống như một gian rộng gồm một cái bếp và một phòng tắm nhưng không có phòng ngủ loai studio cho người độc thân, mỗi phòng 5 hoạc 6 người có tất cả 7 phòng và một phòng dành làm nơi hội họp, cứ mỗi lần có người thuộc cơ quan bảo trợ đến và mang thức ăn cho vài ngày và mất tích sau đó. Khu này là khu của người da đen trên đường Foothill và đương 17 và nguyên con đường chỉ có duy nhất một gia đình Mỹ trắng gốc Ý một bà lớn tuổi tên là Carmilla Andrea người con trai đi dạy học xa và thỉnh thoãng mới về. Một hôm có một người Mỹ trắng cao to dáng nhà binh và đến để nói về công việc huấn luyện để trở thành một nhân viên Security, đa số không ai biết tiếng Anh và 2 người nói lưu loát nhất đã có nơi khác bảo lãnh, tất cả còn lại đều nghe ngóng và nhận dạng ngôn ngữ thật mập mờ, vài người biết nghe và khi nói phải dùng động từ “to quơ” tức là “quơ tay” một hay hai ngày sau thì anh chàng này biến mất và không thấy đâu. Một số tìm được trường dạy anh văn như là ngôn ngữ phụ “English as a second language” trường mở lớp buổi tối cho những người làm việc vào ban ngày và đa số học sinh đến từ các nước Nam Mỹ, một số kết bạn và cố gắng cho họ biết chúng tôi mới đến Hoa Kỳ và cần giúp đở, cô giáo kêu gọi học sinh mang theo bánh mì hay những thức ăn khô nhẹ mỗi khi đi học và mang về nhà chia cho những người chưa ghi danh đi học.  

(Còn tiếp)

* People's Temple 

The People's Temple of the Disciples of Christ,[1] commonly shortened to Peoples Temple, was a New Religious Movement founded in 1955 by Jim Jones. By the mid-1970s it included over a dozen locations in California including its headquarters in San Francisco.
It is best known for the events of November 18, 1978, in Guyana, in which 920 people died at the Peoples Temple Agricultural Project (informally, and now commonly, called "Jonestown") and nearby airstrip at Port Kaituma, and Georgetown in an organized mass suicide/killing. The mass suicide and killings at Jonestown resulted in the greatest single loss of American civilian life in a deliberate act prior to the events of September 11, 2001. Casualties at the airstrip included, among others, US Congressman Leo Ryan.

No comments:

Post a Comment